Thủ đô Hà Nội của Việt Nam là thành phố có sự cộng hưởng của văn hóa Trung Quốc và văn hóa Pháp. Cái tên Hà Nội có nguồn gốc từ chữ Hán “河内 (Hà Nội)” có ý nghĩa là địa điểm nằm giữa sông Hồng và sông Tô Lịch. Nếu đi bộ trong khu phố cổ, bạn sẽ nhìn thấy những tòa nhà và đền chùa có lối kiến trúc gợi nhớ đến Trung Quốc ở khắp nơi. Ở bờ hồ Hoàn Kiếm có rất nhiều người đang tháo mồ hôi vì tập thái cực quyền từ sáng sớm. Mặt khác, nơi đây vẫn còn những tòa nhà xây dựng theo kiểu Pháp như nhà hát lớn được thiết kế mô phỏng theo nhà hát Opera ở Paris, trong khu phố cổ bạn có thể nhìn thấy hình ảnh những người trẻ tuổi một tay cầm cà phê một tay gặm bánh mì (món ăn quốc gia có nhân kẹp trong bánh baguette). Phải chăng những con người cố gắng sản xuất chế tạo tại một thành phố pha trộn văn hóa Đông Tây như thế này vốn dĩ đã mang trong mình quan điểm toàn cầu?
Sự phỏng đoán đó trở nên chắc chắn khi chúng tôi gặp vợ chồng anh Nguyên ở làng nghề mây tre đan Phú Vinh có lịch sử hơn 400 năm. Hai nghệ nhân này đã nhận được hơn 40 giải thưởng trong cuộc thi do Tổng cục du lịch Việt Nam tổ chức. Không chịu dừng lại sau khi được đánh giá cao trong nước, với “mong muốn đồ thủ công bằng tre tinh xảo và tuyệt đẹp sẽ được sử dụng trên toàn thế giới”, họ đã hợp tác với các cửa hàng của Nhật Bản và bắt đầu tạo ra những đồ vật nhỏ và hàng tạp hóa làm bằng tre. Tinh thần mạnh mẽ và linh hoạt đó cũng có ở anh Tuấn Anh, chủ một xưởng thủ công ở làng nghề đậu bạc Định Công có lịch sử hơn 1000 năm. Anh Tuấn Anh cho biết: “Nhiều thế hệ qua chúng tôi đã nhận đơn đặt hàng với tư cách là người cung cấp hàng cho các gia đình Hoàng Gia, nhưng tôi nghĩ rằng nếu không có bước tiếp theo thì không sẽ phát triển”. Anh đã tham gia sự kiện giao lưu quốc tế do Hàn Quốc tổ chức để quảng bá sức hấp dẫn của nghề đậu bạc.
Lê Hà, nhà thiết kế của thương hiệu thời trang <LEA’S>, là một phụ nữ biết nhìn xa trông rộng trong thế giới thời trang. Cô kể rằng: “Tôi đã học ở Paris 4 năm về thời trang cao cấp, tôi cảm thấy thích thú với việc làm thế nào để đưa thời trang cao cấp phát triển ở thành phố Hà Nội, nhưng đây cũng là một thách thức”. Cô đã thiết kế ra chiếc váy tối giản khoe vẻ đẹp đường cong cơ thể giống như áo dài. Cô là người đi đầu trong làng thời trang của Hà Nội.
Beralih ke dunia seni, Mami san, artist yang telah banyak berpartisipasi dalam berbagai pameran kelompok di Tokyo sedang berjuang.Hoạt động nghệ thuật bị hạn chế tự do thể hiện ở một nước xã hội chủ nghĩa thì như thế nào. Anh Tuấn Mami, một nghệ sĩ đã tham gia nhiều cuộc triển lãm nhóm tại Tokyo cũng đang nỗ lực hết mình. Vào tháng 8 năm nay, anh đã mở một không gian nghệ thuật phức hợp kết hợp với quán cà phê với tên gọi <HANOI CREATIVE CITY>. Anh đang hoạt động với vai trò là người quản lý, mời gọi các nghệ sĩ trẻ năng động từ khắp nơi trên thế giới.
Do sự tăng trưởng kinh tế nhanh chóng, đôi khi người ta dễ xem trọng hiệu quả mà quên đi việc tạo ra một cái gì đó một cách cẩn thận. Tuy nhiên, lời nói “từ Hà Nội, ra thế giới” và thái độ của họ sẽ nâng đỡ cho tâm hồn đẹp đẽ của thành phố này. Ánh nhìn mạnh mẽ của những cầm cờ gánh vác thế hệ tiếp theo chắc chắn đã nhìn thấu thế giới.