Trong số những dao cạo của KAI, có những sản phẩm sử dụng đến trên 20 bằng sáng chế. Nói đến bằng sáng chế thì có vẻ có gì đó rất thông thái, vậy thì ở trong phòng quản lý bằng sáng chế ở tỉnh Gifu, thành phố Seki, trụ sở chính Oyana, công việc hàng ngày đang diễn ra như thế nào?
Trưởng phòng quản lý bằng sáng chế Okuda nói: “Chúng tôi điều tra xem trong những đề xuất sản phẩm mới được đưa lêntừ bộ phận sản xuất, có vi phạm bằng sáng chế nào đã được đăng ký rồi hay không. Trong công việc này, chúng tôi không được phép mắc sai lầm. Ngày nào cũng đầy áp lực, nhưng không ngờ là rất cần những giao tiếp suồng sã.”.
Trong những doanh nghiệp chế tạo, việc có hay không có bằng sáng chế ảnh hưởng rất nhiều tới năng lực cạnh tranh. Có thể mọi người sẽ nghĩ là nếu thế thì công việc chính phải là việc nộp đơn đăng ký sáng chế, nhưng trong 3 công đoạn “điều tra”, “phán đoán”, “đăng ký”, thì điều tra và phán đoán chiếm phần lớn thời gian. Có thể nói “điều tra ở 1; phán đoán ở 2; 3 và 4 không có; đăng ký ở 5”.
Người đảm nhiệm chính việc điều tra đó, là Ikuhisa Akatsuka, cũng là trưởng phòng quản lý sáng chế. Khi càng có nhiều kinh nghiệm, thì có những lúc tự nhiên thấy “À, trước đây đã từng có cái sáng chế như thế”. Phòng quản lý bằng sáng chế là nơi phải trao đổi rất nhiều với bộ phận nghiên cứu và bộ phận phát triển, vì thế không thể thiếu những kiến thức cơ bản về kĩ thuật, nhưng quan trọng hơn tất cả là cần phải có kinh nghiệm. Những sự khó khăn và thú vị của công việc với bằng sáng chế, được ông Okuda chia sẻ đầy cảm xúc:
“Có những lúc tất cả mọi người định đưa ra thị trường một sản phẩm tốt hơn, chỉ duy nhất có phòng sáng chế là có ý kiến phản đối. Nói cách khác, có những trường hợp phải áp đặt những thiết kế đi ngược lại với suy nghĩ của bộ phận phát triển để tránh vi phạm bản quyền về bằng sáng chế của công ty khác. Phòng quản lý bằng sáng chế có vai trò như là cánh cửa cuối cùng trước khi đi ra thị trường. Chúng tôi luôn cố gắng tôn trọng ý tưởng phát triển và luôn tâm niệm làm sao để giảm tối thiểu những yêu cầu chỉnh sửa. Khi mà chúng tôi có thể nghĩ và đề xuất những sửa chữa về thiết kế để không làm thất vọng bộ phận sản xuất là lúc chúng tôi thấy không có gì vui hơn nữa.”.
Để truyền đạt với mọi người những việc không được làm, hai người đã phải duy trì những hoạt động giải thích trong công ty, sự có mặt của họ chính là những đóng góp thầm lặng cho KAI.