Những nhà sáng tạo đưa Tokyo lên tầm cỡ quốc tế
Nhiều nhà sáng tạo của Tokyo sở hữu cái nhìn hướng ra toàn cầu. Văn hóa của Tokyo từng chịu nhiều ảnh hưởng từ thế giới.
Họ kết hợp nền tảng này cùng sựcảm nhận đa dạng từ truyền thống, công nghệ tiên tiến, tay nghề, tính đặc trưng xã hội, v.v… để đưa sản xuất và sáng tạo của Tokyo lên tầm cỡ quốc tế. Lần này chúng tôi sẽ giới thiệu với các bạn các nhà sáng tạo của một Tokyo như thế.
Không khí của Tokyo và không khí của thế giới.
Nuôi dưỡng ý thức tiếp nhận cả hai.
Thu hút thế giới chú ý đến Tokyo và đem tinh hoa thế giới về Tokyo. Ngành giải trí của Tokyo được hình thành từ nhiều yếu tố hết sức phức tạp. Cô Mademoiselle Yuria là DJ cho nhiều bữa tiệc thời trang ở Tokyo và biểu diễn rất nhiều lần ở các nước trên thế giới. Với tính cách vô cùng hiếu kỳ, cô cho biết: “Từ khi còn đi học tôi đã có ý muốn sống ở nước ngoài. Tôi thích được khám phá những điều chưa biết chứ không chịu bị trói buộc với hiện tại”. Vậy nên cô được khán giả yêu thích dù biểu diễn ởbất cứ đâu. “Nhạc ở mỗi nước mỗi khác. Nếu không có hứng thú và đi đến từng nơi thì làm sao biết được. Bạn nên đặt chân đến từng nơi để có cơ hội gặp gỡ nhiều điều mới lạ”. Sở dĩ những màn biểu diễn DJ của cô rất linh hoạt và đa dạng là do cô có thể cảm nhận được hết không khí của từng nơi cô biểu diễn. Và cô đem chúng về lại Tokyo.
Trong khi đó ở lĩnh vực sân khấu cũng có những người luôn hướng ra thế giới. Đó là anh Yamada Junya, diễn viên được đánh giá cao qua tác phẩm “THE SAKE” tại liên hoan sân khấu lớn nhất thế giới “Endinburgh Festival Fringe” vào năm 2014.Tác phẩm mới nhất của anh có tên “infinity” chuyển sang hướng Kyogen, một thể loại nhạc kịch biểu diễn múa và đánh trống truyền thống của Nhật Bản. “Vì muốn tạo ra một tác phẩm đặc sắc, tôi chỉ biết dồn hết những gì mình có vào nó. Đối với tôi, đây là tác phẩm mang tính quyết định, là thương hiệu và sự giới thiệu bản thân với khán giả ở nước ngoài”. Tác phẩm này đậm chất văn hóa truyền thống của Nhật Bản nhưng vẫn mang hơi thở hiện đại, đem đến cái nhìn mới mẻ cho thế giới.
Yulia đang chơi tại quán bar có tên <HOWL> ở tầng hầm khu <WISE OWL HOSTELS TOKYO>mới được xây ở Hachobori thuộc khu vực phía Đông Tokyo sầm uất.Đây là khu phức hợp khách sạn và địa điểm giải trí, một địa điểm mới và hấp dẫn của Tokyo.
Tiếp thu tinh hoa từ nước ngoài
xây dựng dự án độc đáo riêng.
Một dự án chịu nhiều ảnh hưởng từ nước ngoài liên quan đến văn hóa giới trẻ ra đời ở Tokyo nhưng vẫn đòi hỏi phải có sự độc đáo song hành với yếu tố từ bên ngoài. Đó chính là <Private Spoons Clubs (PSC)>, một thương hiệu chủ yếu về quần áo mặc trong nhà, pyjama, bộ giường ngủ, v.v… là văn hóa vẫn chưa được phổ biến ở Nhật Bản. Cô Imamura Miyu cho biết: “Hầu hết không gian trong phòng của một người là dành cho chiếc giường và có xu hướng bị bỏ qua những vật dụng xung quanh chiếc giường. Tôi mong mọi người sẽ thích thú với việc thiết kế không gian trong phòng hơn giống như ở các nước khác”. Ở Nhật vẫn chưa có nhiều thương hiệu giúp mọi người yêu thích không gian xung quanh giường được thiết kế đậm chất thời trang. Kể từ mùa thu năm nay, các bạn sẽ được sử dụng các sản phẩm trong phòng ngủ của PSC tại khách sạn <Mandarin Oriental> ở Macau. Văn hóa giường ngủ của nước ngoài đượckhoác lên mình chiếc áo mang cảm nhận thời trang của Nhật Bản và được xuất khẩu lại ra nước ngoài. Thỉnh thoảng bạn sẽ làm ra những thứ thú vị bằng cách kết hợp những thứ lạ lùng.
Oba Koji làthợ mộc xây đền chùa đã thành lập “Oba Kumi”, một công ty chuyên xây dựng đền chùa đồng thời chế tạo ván trượt, bệ trượt mang thương hiệu “Wooden Toy”. “Hứng thú dành cho cả hai công việc đều như nhau. Công cụ hay kẻ vạch đều như nhau. Kỹ thuật tạo ra đường cong trên mái nhà vốn là đặc trưng của thợ mộc xây đền chùa có thể được vận dụng vào công việc chế tạo ván trượt. Chúng tôi luôn chú tâm để tạo ra những đường nét đẹp và tự nhiên trên ván trượt không kém gì đền chùa”. Ánh nhìn khi kể về văn hóa truyền thống của Nhật Bản và văn hóa đại chúng của Mỹ mà không thiên vị bên nào cho thấy sự sáng tạo của anh Oba.
Nét đẹp trong quản lý công cụ và sự mượt mà trong gia côngcó được từ bàn tay củangười thợ mộc xây đền chùa vốn là niềm tự hào của Nhật Bản. Công việc tinh vi sản sinh đường cong tuyệt mỹ. Thêm dấu nung logo nữa là ván trượt mang thương hiệu <WOODEN TOY>hoàn thành!
Hướng đến sự giao tiếp
trải lòng hơn.
Cơ sở sáng tạo “Great Works” ra đời ở Thụy Điển nên hiểu rõ sự khác nhau về công việc ở Nhật Bản với ở nước ngoài. Giám đốc sáng tạo Suzuki Yo cho biết:“Nhật Bản thích kiểu giao tiếp rào đón. Nhưng nước ngoài lại không hiểu “văn hóa ngữ cảnh cao” đó. Tôi luôn chú ý cách truyền tải sao cho nước nào cũng hiểu được”. Do đó anh đang nghĩ ra cách thể hiện trải lòng hơn. Có như vậy tự nhiên lời nói ra cũng đơn giản hơn. “Lĩnh vực du lịch cũng vậy. Dù thích hay không thích thì thế giới đang tiến gần về phía chúng ta. Trước tình hình đó, làm cách nào thể hiện được bản sắc Nhật Bản nhưng vẫn tiếp thu sự đa dạng của thế giới là vấn đề sẽ được thử nghiệm trong tương lai”.
Thâm nhập thế giới ẩm thực truyền thống
Thách thức với món ăn Pháp phong phú.
Từng có thời gian học nghề đầu bếp ở Châu Âu nênanh Namae Shinobucảm nhận được sự khác biệt về nguyên liệu của từng vùng được thể hiện trong hương vị và phương pháp nấu ăn. “Chúng ta có thể thể hiện sự tôn trọng đối với người của nền văn hóa khác nhờ hiểu văn hóa của họ. Từ đó, chúng ta có thể làm cho ẩm thực của nước mình ngày càng phong phú hơn với niềm tự hào to lớn và tôi cho rằng đây là một trong những cách để tạo ra hòa bình”. Tôn trọng lẫn nhau chứ không phân hơn thua sẽ mang đến một tương lai tốt đẹp hơn. Anh Namae luôn cố gắng giao tiếp đúng mực với khách hàng của mình. “Dù cùng một lời khen nhưng nếu trực tiếp trò chuyện với nhau, bạn sẽ nhận ra lời khen ấy là thật lòng hay chỉ là xã giao thông thường. Rất khó biết được nếu chỉ nghe lại từ người khác”. Trong món ăn Pháp của anh Namae có sự đa dạng vượt qua khỏi biên giới của một khu vực nhờ sự sẵn sàng đối diện và chấp nhận nhiều quan điểm khác nhau.