Bắt đầu từ quyết tâm của ngài Saijiro đệ nhị là “Từ giờ về sau sẽ chỉ những chế tạo những sản phẩm là duy nhất”, bắt đầu từ năm 1958, việc phát triển những sản phẩm mới được tiến hành dưới sự giám sát của Trưởng phòng kế hoạch mới. Ngoài ra, với mục tiêu của Sanjiro đệ nhị là “Ít nhất cứ 3 tháng phải cho ra một sản phẩm mới” mà việc thử nghiệm nhờ các học sinh thuộc khoa thiết kế của Đại học Nghệ Thuật Tokyo đưa ra ý tưởng và thiết kế mới đã bắt đầu. Kết quả của việc này là số lượng chủng loại của các sản phẩm mới đã nhảy vọt lên một tầm cao mới và từ đó các sản phẩm mới làm ra được chia ra làm 3 bộ phận sản xuất chính là: sản phẩm làm đẹp, sản phẩm gia dụng và DIY để tiếp tục nghiên cứu và phát triển. Cùng với khuếch đại thị trường, nguyên liệu của công ty được thay đổi từ việc sử dụng thép quốc nội sang thép không gỉ nhập khẩu từ Thụy Điển. Dây chuyền sản xuất cũng được đầu tư tự động hóa với số tiền đầu tư lên tới 1 tỷ yên.
Ngoài ra, ngài Saijiro còn rất chú trọng tới việc PR quảng bá sản phẩm, ngoài các sản phẩm cơ bản ông ra sức phát triển các sản phẩm chuyên đề thu hút sự chú ý của người tiêu dùng. Các sản phẩm mang tính cách tân như dao cạo râu lắp ráp Nanda ra mắt năm 1982 và sản phẩm kéo Melody scissors tạo ra âm thanh khi sử dụng ra mắt năm 1987 đã rất thu hút người tiêu dùng. Vào năm 1983, khu nhà mang tên Shionan của vợ chồng ông Endo được hoàn thành tại khu dân cư yên tĩnh gần nhà máy Oyana. Khu nhà còn là nơi nghênh đón các vị khách quý trong và ngoài nước bởi vì khi ông đi thị sát nước ngoài ông nhận thấy việc mời các vị khách tới nhà chứ không phải nhà máy hay khách sạn sẽ làm tăng thêm mối giao hảo giữa đôi bên. Với tinh thần mang lại cho các vị khách cảm nhận tốt đẹp nhất, ông đặt các sản phẩm nổi tiếng tại phòng trà và việc phục vụ trà do chính phu nhân Hisako vợ ông đảm nhiệm. Ngoài ra, Shionan còn được sử dụng để tổ chức các hội nghị và sự kiện cho nhân viên. Đó cũng chính là bởi vì ông đề cao sự kết nối và xuất phát từ sự yêu mến nhân viên của ông. Ngoài những buổi giao lưu ở Shionan, Saijiro còn dẫn nhân viên đi nghỉ dưỡng và du lịch tại nước ngoài. Vào năm 1988 kỉ niệm 80 năm thành lập, 300 nhân viên sản xuất và hơn 300 nhân viên kinh doanh được chia làm 2 nhóm đi tới Hong Kong. Chuyến du lịch Hawai vào dịp kỉ niệm 100 năm thành lập chính là chuyến du lịch nước ngoài lần thứ 5 dành cho các nhân viên.
Vào năm 1985 đã có một sự kiện huy hoàng đáng nhớ trong lịch sử của KAI. Lần đầu tiên tại quốc nội, hai thế hệ Cha-Con cùng nhận được Huy chương thao vàng (Huy chương Ouju Hoshou của nội các Nhật Bản) với phát minh ra dao cạo dùng 1 lần. Saijiro đã mở một bữa tiệc chúc mừng đón nhận Huy chương bằng cách mời tất cả các nhân viên tới buổi lễ và nói “Đây là công lao của toàn bộ các nhân viên” thay vì một buổi lễ với phong cách quen thuộc là chỉ mời các nhân vật nổi tiếng.
Nhân tiện đây cũng nói, như đã nêu ở trên, Saijiro rất chú trọng việc quảng bá sản phẩm và một ví dụ đó là đưa vào khái niệm CI (Corporate Identity – Bản sắc doanh nghiệp) để nâng cao thương hiệu KAI. Đảm nhiệm trọng trách này chính là con trai và cũng là thế hệ thứ 3, và là giám đốc tập đoàn KAI hiện tại Koji Endo. Với sự giúp đỡ của giám đốc sáng tạo của SONY, ngài Yasuo Kuroki, Koji đã học tập và nghiên cứu về CI (bản sắc doanh nghiệp), một khái niệm còn chưa phổ biến thời bấy giờ trong vòng 1 năm rưỡi, thông qua những suy tư cẩn trọng, ông bắt tay tiến hành làm mới hoàn toàn logo và phương thức đóng gói sản phẩm. Năm 1988, nhãn hiệu KAI được sử dụng và các công ty được kết hợp lại dưới cái tên tập đoàn KAI Group. Yên tâm trước sự vững vàng trong công việc của con trai, vào năm tiếp theo đó ngài Saijiro đã trút hơi thở cuối cùng trong vòng tay của gia đình. Ông hưởng thọ 64 tuổi. Sự tiên đoán cũng như những nỗ lực của ông đã khiến ông được gọi là “Vua dao cạo” và tinh thần của ông cũng được KAI phát huy tới tận ngày nay.