40 năm công ty Kai Cutlery (Hồng Kông).
“Từ trước đến nay” và “Từ nay về sau”.
Châu Á là một thị trường lớn đối với tập đoàn KAI.
Đóng vai trò hạt nhân trong việc khai thác thị trường này là công ty Kai Cutlery (Hồng Kông),
vốn sẽ kỷ niệm 40 năm thành lập vào năm sau. Ở đây chúng tôi đã kết nối cái “từ trước đến nay”:
tập trung vào mục tiêu Trung Quốc, và cái “từ nay về sau”:
triển vọng của việc thống nhất thị trường toàn châu Á.
Đảm nhận vai trò đầu mối trung chuyển ở châu Á.
Năm 2018, công ty KAI Hồng Kông sẽ kỷ niệm 40 năm ngày thành lập. Ngài Ryota Aoki, 5 năm trước đã nhậm chức tổng giám đốc, đã nói: “doanh số ở thị trường Hồng Kông rất ổn định, tập trung vào thị trường trong khu vực này.”. Chan Ka Yuk Gareth, giám đốc bán lẻ thị trường nội địa tiếp lời:
“<KAI SHOP> hiện nay đã có 2 cửa hàng tại Hồng Kông, tăng thêm cơ hội để giới thiệu sản phẩm tới người tiêu dùng. Với dịch vụ hậu mãi tốt, chúng tôi đang có được sự tin tưởng từ người tiêu dùng và người nhập hàng.”. KAI Hồng Kông là cơ sở quan trọng để vươn ra toàn bộ châu Á. Từ trước tới nay, vai trò của KAI Hồng Kông chủ yếu là cửa ngõ để vào Trung Quốc, nhưng từ khi thị trường Trung Quốc mở cửa và tự do hóa, thì vai trò vươn ra toàn bộ châu Á được chú ý. Ryota Aoki tiếp tục: “So với Mỹ và châu Âu, thành tựu của châu Á vẫn còn rất hạn chế. Bằng việc liên kết với bộ phận quan hệ quốc tế thuộc trụ sở chính của KAI, chúng tôi muốn và hoàn toàn có khả năng tận dụng lợi thế về vị trí địa lý của mình để xây dựng mối quan hệ mật thiết hơn nữa đối với toàn bộ khu vực châu Á.”.
Bên cạnh đó, có một lĩnh vực kinh doanh lớn khác là OEM (sản xuấtphụ tùng gốc) cho khu vực đồ gia dụng và làm đẹp. Kỹ thuật và chất lượng của KAI là đương nhiên, nhưng gần đây hướng tiếp thị và ý tưởng thiết kế cũng rất cần thiết. Giám đốc OEM, ông Wong Hung Tai nói: “Nhiệm vụ của chúng ta là chuyển hóa từ OEM sang ODM (thiết kế và chế tạo theo đơn đặt hàng).”. Từ việc có nhiều cơ sở sản xuất ở khắp châu Á, chúng ta có thể thỏa mãn được nhu cầu đa dạng của khách hàng bằng cách kết hợp sản phẩm có thể sản xuất ở các cơ sở khác nhau, cũng có thể điều chỉnh tiền thuế phải nộp khi vận chuyển bằng cách chọn nơi xuất kho. Tận dụng lợi thế về vị trí địa lý, Hồng Kông đóng vai trò tổ chức của mình như một điểm giao thông của châu Á.
Ryota Aoki / Tổng giám đốc. Năm thứ 5 ở tại chi nhánh Hồng Kông sau khi đã làm việc ở phòng kinh doanh và phòng quan hệ quốc tế tại Nhật Bản. “Hiện tại vẫn chưa đạt đến mức độ mà người ta mua vì đấy là sản phẩm của KAI. Tôi muốn đưa nhiều hơn nữa sản phẩm ra thị trường, để người ta có thể nhìn là biết đó là KAI.”
Wong Hung Tai / Quản lý, Giám đốc điều hành OEM. “Hồng Kông, Nhật Bản và Quảng Châu đang hoạt động mật thiết với nhau như một đội.”
Chan Ka Yuk Gareth / Giám đốc bán lẻ thị trường nội địa. “Dù đây là một thương hiệu lâu đời, nhưng chúng tôi muôn nâng cao hơn nữa độ nhận diện của thương hiệu.”.
Thiết lập tư cách pháp nhân tại Hồng Kông (hiện nay
là công ty Kai Cutlery (Hồng Kông)), chi nhánh đầu
tiên của KAI tại châu Á.
Thời kỳ đầu thành lập một văn phòng nhỏ với rất ít nhân viên thường trú, chủ yếu là để quản lý các đại lý bán hàng.Nhập khẩu và bán những chiếc kéo may từ Nhật Bản. Chỉ có một nhân viên người Nhật thường trú tại đây.
Kỷ niệm 80 năm ngày sáng lập KAI, lần đầu tiên hơn 600 nhân viên từ bộ phận sản xuất và bán hàng ở Nhật đã tới Hồng Kông trong một dịp nghỉ mát của nhân viên công ty.
Chuyển văn phòng tới Chai Wan, xây dựng hệ thống nhà kho, đảm bảo lượng hàng trong kho các mặt hàng đồ gia dụng, làm đẹp, dao cạo, bắt đầu dốc toàn lực vào bán hàng nhập khẩu. Số nhân viên người Nhật cũng tăng lên thành 3 người.
Lúc mở bán dao cạo 3 lưỡi đầu tiên trên thế giới K3,
quảng cáo về K3 trên các xe buýt 2 tầng đã được
triển khai.
Vòng loại của cuộc thi “Bánh kẹo tuyển chọn của Takuro Tatsumi” đã được tổ chức tại Hồng Kông.
Khai trương cửa hàng quan trọng đầu tiên ở châu Á,
Kai Shop số 1.
Cửa hàng Kai shop thứ 2 ở Hồng Kông đã được mở cửa vào tháng 3 năm 2016, trong một trung tâm mua sắm thuộc khu Kwai Fong. Cũng tương tự như các cửa hàng ở Thượng Hải, đây là một cửa hàng có tính thống nhất, tạo nên những nguyên tắc chung xuyên suốt khu vực châu Á. Giám đốc VMD (bài trí bán hàng) khu vực châu Á, bà Mamiyo Imura nói:“về dụng cụ làm bếp, khác với người Nhật bảo thủ, người Hồng Kông thích cái mới, vì vậy đi theo xu hướng chúng tôi đã bày rất nhiều các sản phẩm. Sản phẩm bán chủ đạo là dòng dao làm bếp “Shun”. Trong 10 năm này thì nhu cầu sản phẩm dụng cụ làm bánh kẹo tăng nhanh chóng mặt.”.
Sau khi cân nhắc các yếu tố, đất đai nhỏ hẹp và đắt, sự thích cái mới của người Hồng Kông, phòng trưng bày sản phẩm đã được xây dựng một cách khả động và tạo ra cảm giác cao cấp bằng thiết kế sử dụng nhiều gỗ. trưng bày sản phẩm không chừa một chỗ trống để tạo ra không khí mua sắm tấp nập.
Bà Mamiyo Imura (bên phải) và những nhân viên quản lý cửa hàng. Khi hỏi về mặt hàng được khuyên mua, họ đã chọn những mặt hàng tiện lợi một cách rất Hồng Kông như nạo thái chỉ, cây đảo thức ăn khi rán, muôi.