Ngày nay là thời kỳ mà tất cả các công ty đều dồn kinh phí và trí tuệ của mình cho hoạt động quảng cáo nhằm giới thiệu sản phẩm của mình đến người tiêu dùng. Tuy nhiên, quảng cáo trong thời kỳ vừa kết thúc chiến tranh chỉ gói gọn cho một số mặt hàng như như thuốc và mỹ phẩm. Trong những năm 1930 khi truyền hình cũng mới được phát sóng thử nghiệm lần đầu tiên, một thời kỳ mà chưa có hoạt động quảng cáo trên báo hay tạp chí, người sáng lập Saijiro đã có bước đi tiên phong trong việc quảng cáo sản phẩm của công ty xen lẫn với các mặt hàng thuốc nhỏ mắt và thuốc dạ dày trong các cửa hàng bách hóa. Không dừng lại ở đó, ông còn xây dựng thương hiệu bằng cách chuẩn bị các loại bánh gạo được làm mô phỏng theo hình dạng lưỡi dao cạo để tặng cho khách hàng đến tham quan công ty, trên phần lưỡi dao của bánh có quét một lớp đường mỏng. Ngoài ra, ông còn cho khắc tên công ty lên tách uống trà, xà phòng được dùng trong văn phòng để tạo hiệu ứng quảng cáo. Đó là các ý tưởng linh hoạt và độc đáo của người sáng lập công ty.
Sau khi kết thúc chiến tranh thế giới, ý tưởng từ thời kỳ sáng lập công ty đã thúc đẩy ông Saijiro tiến hành sản xuất các loại kéo, lưỡi dao thay thế, dao bỏ túi, v.v… góp phần thúc đẩy doanh số bán hàng. Lúc bấy giờ có khoảng 15 công sản xuất lưỡi dao thay thế tại thành phố Seki, và công ty Feather (tiền thân của KAI) tự hào chiếm áp đảo đến 90% thị phần trong cả nước. Năm 1949, tình hình thời hậu chiến không đủ vật liệu cũng như nguồn điện phục vụ cho hoạt động sản xuất, và việc sản xuất lưỡi dao thay thế không đáp ứng được số lượng yêu cầu. Vào thời điểm khan hiếm hàng hóa như thế, do sản phẩm có chất lượng tốt và giá cả phải chăng của KAI đã được nhiều người biết đến nhờ hiệu quả quảng cáo trước chiến tranh, nên số lượng hàng hóa vừa được sản xuất ra là đã bán hết ngay. Năm 1955, toàn bộ công đoạn đóng gói bao bì đều được tự động hóa, nhờ đó gia tăng được sản lượng sản xuất, đạt 3 triệu lưỡi dao/tháng. Mặc dù cũng có nhiều công ty lớn tham gia sản xuất lưỡi dao thay thế, nhưng KAI vẫn duy trì được vị thế dẫn đầu của mình.
Trước bối cảnh kinh doanh của Nhật Bản, năm 1957, Thiên hoàng và Hoàng hậu đã thực hiện chuyến đi khảo sát tình hình sản xuất trong nước. Cũng vào năm này, Thiên hoàng và Hoàng hậu đã đến thăm nhà máy sản xuất Seki sau khi trở về từ Đại hội trồng rừng quốc gia được tổ chức tại thành phố Gifu. Ông Saijiro khi đó đã rất xúc động và nói rằng: “Đây quả thật là một niềm vinh dự lớn lao”. Ngày chào đón Thiên hoàng và Hoàng hậu đến thăm nhà máy cũng chính là ngày đẹp nhất trong cuộc đời kinh doanh của ông. Để kỷ niệm cho điều này, ông đã chụp bức ảnh lễ trồng cây phía sau khuôn viên nhà máy. Tuy nhiên, có lẽ đó là sự nghiệp cuối cùng trong cuộc đời ông, tháng 2/1958, ông Saijiro bị bệnh và đã vĩnh viễn ra đi vào tháng 7 cùng năm ở tuổi 69.
Ông Saijiro được biết đến như một đàn ông lịch lãm và sang trọng. Mỗi khi ra khỏi nhà, ông đều mặc vest và thắt cà vạt gọn gàng. Như một vận động viên chuyên nghiệp, ông sử dụng xe đạp để đi làm hằng ngày, yêu thích thể loại kịch tình cảm, chơi cờ vây và pachinko. Vợ chồng ông đều thích đầu tư cổ phiếu. Những khi đối mặt với khó khăn, ông luôn lặp lại câu nói “thuận theo tự nhiên” với quan niệm học hỏi theo cách sống kiên cường của các loại cây trồng mọc nơi hoang dã. Ngay cả câu nói đáng ghi nhớ của ông Saijiro là “Không được đầu hàng với khó khăn. Nếu cảm thấy mình làm đúng thì việc gì cũng giải quyết được cả” cũng là bắt nguồn từ việc cảm nhận cách sống kiên cường của những loài cây trong tự nhiên. Kể từ khi thành lập cho đến nay, tinh thần của ông vẫn là nguồn động lực truyền nhiệt huyết cho KAI.