Người đàn ông với khăn xếp quấn trên đầu nhảy múa tại một câu lạc bộ.
"Đền Lotus" là nhà thờ của đạo Bahá'í. Đây là một địa điểm kiến trúc nổi tiếng và luôn tràn ngập khách du lịch.
Đa sắc tộc và đa tôn giáo, Ấn Độ là nơi luôn chấp nhận điều này. Do đó, đất nước này tràn đầy năng lượng, tạo thành một nền văn hóa độc đáo không thể diễn tả bằng một từ. Những từ này bao gồm Ấn Độ giáo, Công Nghệ Thông Tin, Maharaja, Dân số, và nhiều hơn nữa. Rất khó để tìm ra lối sống tiêu chuẩn của người Ấn Độ. Các giá trị cùng nhau tồn tại trong sự hài hòa. Bạn không thể hiểu được chiều sâu của Ấn Độ trong một thời gian ngắn. Chính điều đó làm cho quốc gia này trở nên thú vị.
Mahatma Gandhi, cha đẻ của nền độc lập Ấn Độ, trên bức tranh treo tường.
Xung quanh khu Delhi Cũ, có rất nhiều người, xe hơi và xe kéo.
Một khu vực với những hình thù thú vị.
Nhưng chúng tôi tự hỏi lối vào ở đâu.
Ở phía Nam Delhi, ngày càng có nhiều cửa hàng phục vụ cà phê Ấn Độ,
ũng như các quán cà phê được trang trí những cây cảnh dễ thương.
Nghỉ ngơi trong bóng râm tại khu vực Connaught Place.
Ấn Độ rất đa dạng và có sự giao thoa giữa các chủng tộc và nền văn hóa khác nhau. Nơi đây còn có dòng chảy của nền văn hóa phương Tây. “Play Clan” là một nhãn hiệu thời trang thiết kế nổi tiếng tập trung vào giới trẻ, những đối tượng chịu ảnh hưởng của lối sống phương Tây. Thoạt nhìn, màu sắc nổi bật và thiết kế hiện đại không tương đồng với sự sáng tạo của Ấn Độ. Tuy nhiên, tất cả các họa tiết, chẳng hạn như các hoa văn và câu chuyện, đều xuất phát từ văn hóa Ấn Độ. “Tôi luôn tìm kiếm những thợ thủ công từ Ấn Độ”, giám đốc nghệ thuật, ông Himanshu Dogra chia sẻ. “Tôi muốn giữ gìn sự khéo léo, lành nghể bằng cách diễn giải lại cảm hứng truyền thống theo quan điểm hiện đại và làm cho nó phù hợp với khách hàng mới”. Phong cảnh, thắng cảnh và văn hóa của Ấn Độ đã được thể hiện một cách vừa phải ở sản phẩm. Sản phẩm của họ được thể hiện trên những hình minh họa bên ngoàiđầy ấn tượng.
“Play Clan” có tám cửa hàng ở Ấn Độ.
Shop no.17, Meherchand Market Behind India Habitat Centre, Lodhi Road, New Delhi 110 003
Người Nhật dùng "cà ri" như một thuật ngữ chung để gọi các đồ ăn sử dụng gia vị, đó là một cách phân loại khá rộng. Ngoài món hầm, có rất nhiều món ăn dùng gia vị, bao gồm các món xào, các món ăn được tẩm ướp gia vị, và thậm chí các món có gia vị nhẹ hơn. Một số bữa ăn Ấn Độ được thể hiện theo phong cách hiện đại. Ẩm thực Ấn Độ đang phát triển nhằm làm nổi bật các món ăn cay và cà ri truyền thống.
Cà ri là một “món ăn thường ngày”, nhưng có rất nhiều loại khác nhau. Ví dụ, cái mà chúng ta gọi là “Naan”, thực sự khác với chapati, roti, puri, paratha, kulcha, papadam hoặc dosa. Nếu bạn có thể phân biệt trong khi gọi món, bạn sẽ có thể hiểu văn hóa ẩm thực tinh túy của Ấn Độ và thưởng thức bữa ăn của bạn trong suốt thời gian lưu trú.
Sự đa dạng này được thể hiện trong khẩu phần ăn trên đĩa gọi là Thali, một trong những tiêu chuẩn trong ẩm thực Ấn Độ.
Gia vị và hương vị phong phú như nhà cửa và cửa hàng, bao gồm cả cơm nấu biryani.
Cùng với lịch sử truyển thống lâu đời, ẩm thực Ấn Độ cũng đang trên đà phát triển. Ở đây có sự kết hợp của ẩm thực phương Tây và ẩm thực Nhật Bản với các phương pháp nấu ăn và nguyên liệu táo bạo. Ngoài ra, bạn còn được chiêm ngưỡng và thưởng thức những món ăn được trang trí một cách thú vị. Các món ăn Ấn Độ hiện đại sử dụng các phương pháp sáng tạo để vượt qua "tượng đài" của ẩm thực Ấn Độ, được biết đến là món cà ri.
Ở Ấn Độ, nơi mà người nông dân có lịch sử lâu đời thu hoạch bông, ngành dệt và may mặc đã phát triển mạnh mẽ từ thời cổ đại. Chúng tôi đã tìm hiểu về nhà sản xuất “KARDO”. “KARDO” là thương hiệu thời trang được sản xuất tại Ấn Độ, đang mở rộng ra nước ngoài và nổi tiếng về may áo sơ mi. Họ đã tìm kiếm các kỹ thuật dệt và nhuộm bằng tay ở nhiều vùng khác nhau ở Ấn Độ và đã áp dụng chúng vào việc sản xuất quần áo của “KARDO”. Sarthak Saxena cho biết, “Ấn Độ từ lâu đã được coi là một thị trường lao động cho nước ngoài, nhưng tôi muốn thoát khỏi nó và trả mức lương phù hợp”. Một cách để thực hiện điều này gọi là “MỘT × MỘT”. Môi trường này không hoạt động như một nhà máy lớn, và các sản phẩm được hoàn thiện với sự khéo léo thực sự. Nhãn mác thể hiện tên của người đã tạo ra sản phẩm, điều này tạo động lực cho những người thợ.
Vào ngày phỏng vấn của chúng tôi,
khoảng sáu thợ may làm việc trong một môi trường trong lành, sáng sủa.
Tên của những người thợ làm về “CẮT TAY”, “KHÂU”,
“HOÀN THIỆN TAY” được viết trên nhãn mác.
KARDO/2010, một thương hiệu mà Rikki Kher (phía trên) khởi nghiệp với bạn bè. Công ty được thành lập vào năm 2013. Vì Kher đang công tác ở Paris, Sarthak Saxena (phía dưới) đã đưa chúng tôi đi tham quan và nói với chúng tôi rằng hôm nay là ngày kỷ niệm hai năm làm việc của anh ấy.
Tiến sĩ Vandana Shiva và tổ chức bảo vệ môi trường của bà, “Navdanya”, là những nhà hoạt động hỗ trợ các nỗ lực bền vững ở Ấn Độ, đặc biệt là trong các lĩnh vực môi trường và nông nghiệp. Ví dụ, Neemrana, địa điểm của nhà máy KAI, được đặt tại trên sa mạc. “Chúng tôi đang dùng nước ngầm để canh tác , nhưng chúng tôi đang làm việc với nông dân để tránh bơm hết nước,” ông Shiva chia sẻ. “Những người sống ở sa mạc đã sống với ít nguồn tài nguyên hơn. Ở đó, cần có một nhận thức cho sự bền vững.” Sự nhận thức về môi trường có thể thấy ở tất cả 27 tiểu bang của Ấn Độ. Nông nghiệp truyền thống bắt nguồn từ đất đai, chứ không phải là một nền độc canh được công nghiệp hóa. Những vùng dân cư như vậy vẫn còn tồn tại ở Ấn Độ.
Tiến sĩ Vandana Shiva/Nhà hoạt động môi trường. Bà đang nghiên cứu và thực hành về tầm quan trọng của canh tác hữu cơ và các loại hạt giống. Năm 1987, bà thành lập tổ chức bảo vệ môi trường, “Navdanya”, một từ có nghĩa là “chín loại hạt giống”. Navdanya tập trung vào các vấn đề môi trường, toàn cầu hóa, xã hội thiểu số và cộng đồng địa phương, phát hành nhiều sách và các bài nghiên cứu.
“Trang trại Navdanya” ở thành phố Dehradun, miền bắc Ấn Độ, là một trang trại không có thuốc trừ sâu và không có các loài biến đổi gen, trồng hàng trăm loại lúa và lúa mì. Những sản phẩm này được chế biến và sau đó đem bán. Trang trại thúc đẩy nhiều hoạt động khác thân thiện với môi trường.
“Dự án Nghệ thuật trên Tường”, kết nối trẻ em ở Nhật Bản và Ấn Độ, là một hoạt động được KAI tài trợ và hỗ trợ. Đầu tiên, dự án bao gồm “Lễ hội Nghệ thuật trên Tường”, nơi các trường học Ấn Độ và Nhật Bản sử dụng lễ hội như một buổi thảo luận nghệ thuật. Tiếp theo, “dự án Noko” tuyên truyền cuộc sống bền vững của người Ấn Độ bản địa. Và cuối cùng, “Hội nghị Rừng Thế giới” đã tuyên truyền tới các khu vực địa phương ở Ấn Độ và phân tích sự khôn ngoan và khéo léo trong cuộc sống hàng ngày.
Các nghệ sĩ Ấn Độ và Nhật Bản vẽ tác phẩm của họ trên tường của trường học. Bằng cách gói gọn toàn bộ lớp học trong những bức ảnh, bạn có thể chứng minh được sức mạnh của nghệ thuật. Bức tường trở nên có ý nghĩa hơn chỉ là một bức tường. Theo một nghĩa nào đó, nghệ thuật đường phố này có thể được coi là điểm khởi đầu của tinh thần sản xuất.
Dự án Nghệ thuật trên Tường/Đại diện Akiko Okuni và Giám đốc Kazunori Hamao đã có những chuyến bay vòng quanh Ấn Độ, thành phố Tokyo và Fukushima cho mỗi hoạt động. Họ đã thành lập Tsomoriri Bunko, một không gian nghệ thuật ở Sengawa-cho, Tokyo.