KAI FACT magazine
THE FACTORY
FACT  No.01

Sự nhiệt tình đối với công việc sản xuất chế tạo của Nhật Bản bắt rễ ở Portland.

Nhà máy tái sinh từ nhà máy in ngân phiếu cho ngân hàng lớn ở ngoại ô Portland.
Công việc sản xuất dao của Tập đoàn KAI được thực hiện mỗi ngày ở đây.
KAI – một doanh nghiệp Nhật Bản nhưng vẫn đang tiếp tục sản xuất hàng “Made in U.S.A.”, đi ngược với xu hướng toàn cầu. Quyết định này bắt nguồn từ đâu, và đâu là tinh thần sản xuất chế tạo mà họ muốn truyền đạt ở đất nước này.
Trong nhà máy có khoảng 200 nhân viên làm việc rất cẩn thận nghiêm túc. Tất cả mọi người đảm bảo dây chuyền hoạt động hiệu quả để có thể thực hiện công việc theo một luồng ổn định chắc chắn từ khâu nhận vật liệu cho đến gia công, lắp ráp và hoàn thiện để tránh xảy ra tình trạng nguyên liệu di chuyển lòng vòng lãng phí.
Nhãn hiệu được đánh giá cao trong lĩnh vực ngoài trời, thể thao, săn bắn, trong đó dao bỏ túi chất lượng cao là sản phẩm tiêu biểu của thương hiệu này. Vì nó luôn được thiết kế mới, được xem xét vật liệu, phương pháp sản xuất, kiểm thử bởi một số ít nhà thiết kế nhưng có tay nghề cao.

Điều mà KAI đã truyền đạt là “Dao kéo thân thiện với con người”.

Portland là trung tâm của cuộc vận động “phục hồi sản xuất chế tạo” tại Mỹ, nếu nhìn ngược lại thì thực tế này cho thấy rằng trong vài thập kỷ gần đây, đất nước này không còn là “công trường sản xuất” nữa.
Trong cuộc cạnh tranh khốc liệt về giá cả, nhiều nhà sản xuất đã bắt đầu chuyển địa điểm sản xuất ra nước ngoài nơi có chi phí lao động và chi phí thiết bị rẻ hơn. Vào năm 1997, năm chào đón kỷ nguyên toàn cầu hóa với xu hướng chuyển địa điểm sang nước ngoài mạnh mẽ hơn nữa, Tập đoàn KAI lại thành lập nhà máy mới ở Portland để xây dựng lại thương hiệu đã lâm vào khó khăn từ những năm trước. Rõ ràng đây là một lựa chọn táo bạo “đi ngược với thời đại”. Ông Igarashi Hiroshi, COO hiện nay của tập đoàn hay còn gọi là “Jack” khi được bổ nhiệm phụ trách công việc xây dựng lại thương hiệu tại thời điểm đó, đã nhìn lại quá khứ và cho biết “Tình hình lúc ấy vô cùng khó khăn”.
Ông chia sẻ thêm: “Khi gầy dựng nhà máy từ con số 0, mục đích của chúng tôi là xây dựng lại thương hiệu . Để làm được điều đó, chúng tôi cho rằng có 3 yếu tố không thể thiếu, đó là: Chất lượng (chất lượng mang tính chức năng + chất lượng nhìn bằng mắt), Kỹ thuật (kỹ thuật sản xuất mới), Đổi mới (vật liệu mới và thiết kế mang tính đổi mới liên kết với vật liệu đó). Tuy nhiên, riêng mỗi chữ “chất lượng” nói ra thôi cũng đã bao hàm rất nhiều ý nghĩa. Rốt cuộc thì chất lượng dao kéo của KAI phải như thế nào để có đủ sức hấp dẫn với thị trường Mỹ. Tất cả nhân viên đã nhiều lần trao đổi về việc này. Và rồi kết luận đưa ra là “Dao kéo thân thiện với con người”. Dao tuy sắc bén nhưng người dùng không thấy mệt mỏi khi sử dụng. Không làm vỡ tế bào. Vì vậy, người cắt củ hành ít bị chảy nước mắt, sơ ý để đứt tay thì vết thương cũng mau lành. Chúng tôi quyết định sẽ truyền đạt một cách triệt để các giá trị đã được chúng tôi vun đắp này với tư cách là một nhà sản xuất dao kéo của Nhật Bản. Tuy nhiên, tại thời điểm đó vẫn chưa có internet nên chỉ có cách truyền miệng từ từ. Chính vì vậy, chúng tôi cho rằng việc người dùng sau khi chạm tay vào và cảm thấy “nhìn đã thấy khác, chạm vào là thấy khác” là điều quan trọng, nên đã nỗ lực không ngừng để phát triển”.
Người vạch ra đường lối thông minh khi phát triển lúc đó chính là Craig Green, kỹ sư ưu tú đã hỗ trợ công ty cho đến tận bây giờ. Là thợ thủ công sinh ra tại Anh và đã di chuyển qua vài vùng của Mỹ để học nghề, anh luôn nói “ông Igarashi là người nghiêm khắc”. Chúng tôi lấy anh ấy làm trung tâm để tiến hành các khóa đào tạo nhân viên, ứng dụng máy móc có tính năng cao và lấy được bằng sáng chế về công nghệ mới. Thị phần mở rộng một cách chắc chắn từng chút một. Những nỗ lực đó cũng đơm hoa kết trái, chúng tôi đã nhận giải thưởng danh giá của ngành vào năm 2006. Doanh thu hiện tại đã gấp 10 lần so với lúc mới thành lập. Craig nói một cách đầy tự hào rằng “Bây giờ tôi bắt đầu được nhân viên ở sân bay nói rằng “Ông có mang dao Kershaw không đó? Tôi cũng có đây” ”. Quan điểm “Dao thân thiện với con người” được truyền thống Nhật Bản vun đắp hiện đang mang sức sống vào ngành sản xuất chế tạo của đất nước này.
Các nhân viên đều nói rằng “Nơi đây tin tưởng chúng tôi, chịu giao phó công việc cho chúng tôi. Chính vì thế chúng tôi mới có thể có động lực cao để theo đuổi mục tiêu chất lượng”. Ông Igarashi cho biết “Những nhân viên có tay nghề giỏi bị thu hút bởi chính môi trường có thể phát huy hết tài năng của bản thân họ”.

Portland | Danh sách các bài viết

  • Chia sẻ bài viết này
  • twitter
  • facebook
  • printerest

Bài viết nên đọc