KAI FACT magazine
Thay đổi sản xuất chế tạo từ quan điểm quản lý.
FACT  No.02


Thay đổi sản xuất chế tạo từ quan điểm quản lý.

Trong khi sản xuất chế tạo mang tính toàn cầu được truyền đi từ những cá nhân là thợ thủ công, nghệ sĩ và người sáng tạo đang giữ một nửa trọng trách trong sự phát triển kinh tế nhanh chóng của Hà Nội thì số lượng những người có quan điểm tầm cỡ thế giới ở vị trí điều hành doanh nghiệp ngày càng gia tăng. Tâm đang làm việc tại Công ty <KAI Việt Nam>, một trong những cơ sở ở nước ngoài của Tập đoàn KAI, là một trong số đó. Yêu thích cơ khí từ khi còn nhỏ, cô đã quyết định theo học chuyên ngành kỹ thuật cơ khí tại trường Đại học Bách Khoa Hà Nội, vào làm việc tại Công ty <KAI Việt Nam> để có thể vận dụng những bí quyết về kỹ thuật sửa chữa và thiết kế máy móc đã học được ở trường. Cô vừa làm công việc của một kỹ sư sửa chữa máy lắp ráp dao cạo vừa tích lũy kinh nghiệm, và khi trở thành quản lý của bộ phận đóng gói cô đã được cử đi đào tạo tại nhà máy trụ sở chính ở thành phố Seki tỉnh Gifu. Phương pháp quản lý của Nhật mà cô nhìn thấy khi đó đã chuyển hẳn tầm nhìn của cô sang hướng toàn cầu.
“Tôi đã rất ngạc nhiên với độ tỉ mỉ trong “hoạt động cải tiến” của KAI. Họ chia hơn 50 hạng mục ra nhỏ hơn nữa như xác lập quy trình làm việc, tạo ra dây chuyền sản xuất hiệu quả, quản lý lịch trình cho đến ngày giao hàng, phân chia vai trò đúng người đúng chỗ, v.v…, họ điều chỉnh quỹ đạo hàng ngày. Khi được biết rằng quy trình vô tận đó đã hỗ trợ cho sản xuất chế tạo thì một người kỹ sư như tôi đã thấy sốc vô cùng.”
Tuy nhiên, sau khi trở về nước, cô không thể thực hiện điều đó ở nhà máy nước mình. “Ngoài việc bảo trì máy móc đã phụ trách trước đây, tôi còn phải kiểm tra khiếm khuyết của các sản phẩm, không ngừng giao tiếp để biết tính cách của các nhân viên, công việc cứ thế tăng lên, phải mất một thời gian cho đến khi tôi có thể lãnh đạo được toàn bộ”.
Lúc đó, “tầm quan trọng của làm việc nhóm” mà cô đã học được ở Nhật trở thành cứu tinh của cô.
“Việc sản xuất chế tạo tại KAI có mạng lưới trên toàn thế giới, phát triển hơn 10.000 sản phẩm đồng nghĩa với việc cả nhóm cùng tạo ra sự tin tưởng và giá trị của thương hiệu. Điều đó dẫn đến kết quả là nâng cao chất lượng của sản phẩm dao cạo và đồ cắt móng”.
Thái độ chân thành trong việc sản xuất chế tạo đã học được tại Nhật. Chỉ khi số lượng người có quan điểm giống như cô ấy ngày càng tăng lên thì tương lai của đất nước này sẽ tươi sáng.
Công việc của người quản lý bộ phận bao gồm nhiều việc, từ việc kiểm tra từng chi tiết xem sản phẩm xuất ra từ máy đóng gói có bị lỗi không cho đến việc bảo trì máy móc và đào tạo nhân viên mới.

Cô Tâm gần đây rất thích may quần áo cho trẻ em. Cô nói rằng: “Cứ mỗi khi nhìn thấy loại vải dễ thương là tôi lại muốn may quần áo cho bọn trẻ”.
Chụp ảnh tại tấm bảng tại Lâu đài Gujo Hachiman ở tỉnh Gifu. Sau đó cô còn đến tham quan nhà máy thiết bị y tế, v.v.. tại nhà máy trụ sở chính của KAI.
Tâm là một giám đốc bộ phận và cũng là mẹ của hai cô con gái 4 tuổi và 1 tuổi. Cô luôn mong đến ngày nghỉ để cả gia đình cùng nhau đến công viên thong thả nghỉ ngơi.

Hà Nội | Danh sách các bài viết

  • Chia sẻ bài viết này
  • twitter
  • facebook
  • printerest